Wednesday, November 14, 2012

Kirigami - Origami - Papercraft - Quilling ...

I. Kirigami - Cắt giấy
Nhật Bản là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống. Khá độc đáo và nổi tiếng trong số đó là nghệ thuật cắt giấy truyền thống Kamikiri.
Chỉ cần một cây kéo và tờ giấy, nghệ nhân có thể biến tờ giấy vô tri vô giác thành tác phẩm nghệ thuật. Không dừng lại ở việc tạo ra những tác phẩm, mà các nghệ nhân còn đưa công việc này trở thành một loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Nghệ thuật biểu diễn cắt giấy Kamikiri lan truyền ở Nhật Bản từ thời kỳ Minh Trị cuối thế kỷ XIX. Chính điều này đã mang đến sự thay đổi lớn cho nghệ thuật cắt giấy Kamikiri.
Là một nghệ nhân biểu diễn cắt giấy Kamikiri, bạn phải thực hiện được tất cả các yêu cầu của khán giả. Bạn không tài nào đoán được họ sẽ yêu cầu bạn làm gì trong buổi biểu diễn vì thế bạn phải dành nhiều thời gian xem báo, xem thông tin trên internet để nắm bắt các hình ảnh.
Ngoài nguyên liệu chính là giấy thì trong nghệ thuật Kimikiri, chiếc kéo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tất cả những cây kéo, sau khi mua về, đều được những nghệ nhân cắt giấy cất công mài, điều chỉnh …. sau đó mới sử dụng.
Một số hình ảnh :
[IMG]
II. Origami - Gấp giấy
Origami là nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản.Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: oru là gấp hay xếp và kami là giấy Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông,thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập,đây cũng là xu hướng của origami hiện đại. Không giống như người ta
thường nghĩ, các qui tắc origami truyền thống của Nhật Bảnlại ít nghiêm ngặt hơn origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Một số hình ảnh :
[IMG]

[IMG]

Origami 3D
[IMG]
III. 3D Papercraft - Cắt và xếp giấy
Papercraft (hay papermodel ) là thú chơi cắt - xếp giấy có nguồn gốc từ Nhật bản . Như nhiều bạn đã biết món xếp giấy Origami khá quen thuộc đấy, thì ở đây Papercraft cũng khởi nguồn từ Origami mà thôi, nhưng lại không phải là Origami mà nó phát triển sang một hướng khác cao hơn (hay phức tạp hơn? ), tóm lại chúng có những đặc điểm sau đây:
- Origami chủ yếu là các thao tác gấp, xếp, ghép lại và rất ít khi cắt rời tờ giấy ra (phần lớn chỉ gồm một tờ giấy vuông - chữ nhật là bạn có thể làm được rồi ), còn Papercraft thì phức tạp hơn và.. tốn giấy hơn vì công đoạn chủ yếu là cắt rời, ghép, và dán (keo )
- Origami đặc biệt khắt khe hơn trong khâu chọn giấy (chất liệu và màu sắc ), thậm chí nếu bạn chọn kích thước và độ giày không đúng là sẽ không thể gấp được. Ở Papercraft, điều này được thả lỏng hơn, nhưng dĩ nhiên màu xấu thì không thể đẹp được, giấy dày quá thì khó thao tác, giấy mỏng quá thì làm xong không nhận ra mình đã làm cái gì
- Origami hướng đến tính "mỹ - nghệ" (mỹ thuật và nghệ thuật ^^), do đó chỉ quan trọng về màu sắc và bố cục sắp đặt, trong khi Papercraft mang tính tái tạo hiện thực cao hơn
- Một điểm quan trọng dễ dàng phân biệt là Origami thì mang tính hình tượng còn Papercraft mang tính hình thể (hay hình khối ). Nói đơn giản tức là Papercraft tái tạo vật thể 3d dễ dàng, còn Origami hầu như không .
Một số hình ảnh :
[IMG]

[IMG]
IV. Quilling - Cuốn giấy
Tranh giấy xoắn được hiểu là dùng giấy đủ màu sắc cắt thành sợi nhỏ,gấp cuộn lại rồi khảm, dán vào nền tạo thành bức tranh (mặc dù không thực sự gấp lại mà là cuộn tròn ).Chưa có tài liệu nào nói về nguồn gốc của nghệ thuật này, người ta vẫn hiểu là nó bắt đầu phát hiện sau khi có sự phát minh ra giấy ở Trung Hoa 150 năm sau Công nguyên.
Nghệ thuật cuốn giấy là nghệ thuật trang trí bề mặt (của đồ nội thất, quà tặng) bằng cách cuốn giấy, trong đó bề mặt trang trí được tạo thành từ các cuộn giấy cuốn từ các dải giấy nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau.
Một phát hiện khác về tranh nghệ thuật này xuất hiện ở thời đại Cổ Ai Cập, một điều chắc chắn là nó có một bề dày lịch sử và đã lưu hành khắp nơi trên thế giới.
Một điều đáng tin là trong những năm 300 và 400 sau công nguyên, sợi bạc và vàng được dùng quấn xung quanh để trang trí những cột và những bình lọ, dán phối hợp với những loại ngọc đá tuyệt đẹp theo như kỷ thuật cuộn giấy này. Trong những năm 1200, nghệ thuật này khá phổ biến. Đến khi kim loại màu ,loại vật liệu trở nên khan hiếm và khó làm bằng tay người, giấy màu được thay đổi Có nhiều cuộc tranh luận về nguyên thủy của tranh giấy xoắn từ đâu phát sinh, có nhiều quốc gia tuyên bố một cách khẳng định nguồn gốc nghệ thuật này từ nước của họ. Nói chung, ít nhất, chúng ta thấy được trong tranh giấy xoắn xuất hiện một nghệ thuật đa văn hóa trong cuộc sống.
Những tài liệu về tranh giấy xoắn ghi nhận được từ những năm 1200, nhưng thực sự rõ nét từ những năm 1500 và 1600, khi những bà sơ Pháp và Ý sử dụng những viền rách trong các cuốn kinh thánh và lông ngỗng cuộn lại để trang trí cho các vật phẩm tôn giáo và tranh ảnh. Việc sử dụng lông ngỗng đã biến thành thuật ngữ tranh cuộn xoắn, (chữ quill: nguyên nghĩa là lông ngỗng). Các bà sơ ( và các tín đồ, các cha cố) đã dùng lông ngỗng để tái tạo lại các vật trang trí phức tạp bằng kim loại rèn đúc hoặc những vật chạm trỗ ngà voi, họ không dùng vàng và bạc mà dùng giấy để hoàn tất công việc.
Giới mệnh phụ trưởng giả làm tranh giấy xoắn từ những năm cuối 1600, và đầu những năm 1700,(thời kỳ Stuart). Những sự kiện lịch sử cho thấy nghệ thuật giấy xoắn đã trở thành phổ thông trong những năm đầu 1700 tới những năm đầu 1800, (thời đại Georgian) ở Âu châu và nước Anh[cần dẫn nguồn]. Nghệ thuật tranh giấy xoắn đã thành mốt và sở thích riêng tư cho các thiếu nữ, họ được dạy cách xoắn giấy quanh một mũi kim. Trường học quảng bá nghệ thuật này thành một phần của lớp học, những mẫu làm bằng giấy xoắn này vẫn còn tồn tại, ngày tháng và tên của các trường nữ sinh, trường học được vẽ nền phía sau bằng bút chì. Nghệ thuật này biến thành phổ thông đến những năm 1800 (thời đại Regency) nhưng trở nên mờ dần vào cuối những năm 1800. Một vài cố gắng tái tạo lại cuối những năm 1800 sau đó nhưng cũng không thành công.
Nghệ thuật làm tranh giấy xoắn không phải là việc làm tiêu khiển đối với phụ nữ giai cấp công nhân. Thay vì, do nghệ thuật này hấp dẫn các phụ nữ giai cấp nhàn rỗi, giai cấp công nhân đã ứng dụng nghệ thuật đó để trang trí cho họ nào là màng che, tủ bếp, khung hình, hộp đựng trà, bàn chơi bài, khay rượu, giỏ, hộp đựng đồ nghề, bình pha rượu, và ngay cả giường tủ bàn ghế, Chỉ có giai cấp này có đủ tiền bạc để mua sắm những vật liệu như là lá kim loại, mica,mảnh ốc sò, thường dùng để làm nền tranh. Và chỉ có các phụ nữ giai cấp thượng lưu mới có thì giờ để làm tranh nghệ thuật, không phải để mưu sinh, các chàng trai độc thân bỏ thì giờ để làm tranh cho vợ sắp cưới.
Các di dân đã đem nghệ thuật này du nhập vào nước Mỹ, và đã trãi qua nhiều giai đoạn để phục hưng cho đến ngày nay.
Nghề thủ công bây giờ đã hợp nhất lại thành từng hội, từng câu lạc bộ phát triển mạnh, nhu cầu trang trí bằng giấy xoắn cho các bìa cặp chứa hồ sơ, album hình ảnh càng làm giàu cho nghề thủ công này.
Một số hình ảnh
[IMG]
[IMG]

Chuyên mục:

2 comments:

  1. Bác sĩ khám nhi ở Bình Dương hay bác sĩ khám nhi ở Dĩ An tại đâu chất lượng? Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra khi tìm kiếm bác sĩ tốt để thăm khám cho con em mình mỗi khi sức khỏe bé có vấn đề.>>> Mách bạn địa chỉ khám bệnh Nhi uy tín tại Bình Dương

    ReplyDelete
  2. Vì sao chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa?
    Bệnh phụ khoa là những bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ bao gồm: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng…
    Bệnh phụ khoa khá nguy hiểm đối với chị em phụ nữ, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng mà còn có nguy cơ gây vô sinh, ung thư nếu không được phát hiện sớm..>>> Khám và phát hiện sớm bệnh phụ khoa ?

    ReplyDelete